NÔNG DÂN THẮNG LỚN TRỒNG DƯA LƯỚI THU 1,5-3 TỶ/HA, LÀM LÚA LÃI 83.000 TỶ ĐỒNG
Lê Thị Thu Hà
Thứ Năm,
14/12/2023
Giá lúa tăng mạnh, người nông dân ở miền Bắc thu lãi gần 83.000 tỷ đồng trong năm nay. Nông dân trồng rau màu cũng có một năm bội thu, đặc biệt mô hình trồng dưa lưới cho thu nhập từ 1,5-3 tỷ đồng/ha/năm.
Báo cáo Tổng kết sản xuất năm 2023 và triển khai kế hoạch sản xuất năm 2024 các tỉnh phía Bắc của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho thấy, diễn biến thời tiết thất thường, giá vật tư đầu vào cao nhưng sản xuất lúa và rau màu ở khu vực phía Bắc vẫn đạt kết quả tốt, nông dân thắng lớn, thu lợi nhuận cao.
Năm nay, diện tích trồng lúa ước đạt 2,245 triệu ha, năng suất trung bình đạt 58,4 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với năm 2022. Sản lượng lúa toàn miền Bắc ước đạt 13,12 triệu tấn, tăng 84.000 tấn so với năm ngoái.
Đáng chú ý, do giá lúa tăng nên lợi nhuận của nông dân ước đạt gần 37 triệu đồng/ha/năm. Tính ra, trong năm nay, nông dân trồng lúa ở các tỉnh phía Bắc thu lãi gần 83.000 tỷ đồng.
Báo cáo cũng cho thấy, ngoài lúa thì các mô hình trồng rau củ quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cụ thể, tại Hải Dương, mô hình sản xuất rau màu với diện tích 492ha giúp tăng thu nhập 15-25 triệu đồng/ha so với sản xuất nhỏ lẻ. Mô hình liên kết sản xuất khoai tây gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô 284 ha cho lãi khoảng từ 4,5-5,5 triệu đồng/sào. Mô hình sản xuất dưa lưới, dưa chuột, hoa, rau ăn lá… trong nhà màng, nhà lưới với quy mô 50 ha cho thu nhập từ 0,6-1 tỷ đồng/ha/năm, riêng dưa lưới cho thu hoạch 3 vụ/năm, thu nhập từ 1,5-3 tỷ đồng/ha/năm.
Ở Hưng Yên thực hiện được 169 mô hình sản xuất tập trung theo quy mô lớn 3.100 ha trồng rau màu, cây dược liệu, cây vụ Đông. Theo đó, các mô hình lúa chất lượng, mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thu nhập cao hơn sản xuất đại trà từ 1,2-1,5 lần. Mô hình trồng dược liệu và rau an toàn, rau VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa từ 7-10 lần.
Hay như Yên Bái có mô hình liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm rau cải mầm đá quy mô 10 ha, sản lượng đạt trên 300 tấn, doanh thu khoảng 600 triệu đồng/ha; mô hình liên kết sản xuất ớt Jalapeno vụ Xuân 2023 cho thu nhập 180-200 triệu/ha/vụ.
Tương tự, tại Bắc Giang mô hình trồng dưa chuột, dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới của HTX nông sản an toàn Lục Nam cho doanh thu bình quân trên 400 triệu đồng/ha; mô hình sản xuất rau cần Hoàng Lương - Hiệp Hoà quy mô 150 ha, cho doanh thu trên 200 triệu đồng/ha…
Thanh Hóa có mô hình nuôi xen tôm càng xanh – lúa. Trong đó, lúa cho lợi nhuận cao hơn 11-13 triệu đồng/ha so với phương thức truyền thống, lợi nhuận tôm càng xanh là 75-85 triệu đồng/ha. Ngoài ra, mô hình “con tôm ôm cây lúa” còn kiểm soát được tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra trong suốt quá trình nuôi, giảm thiểu dịch bệnh giảm ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt năm 2023. Dịch hại diễn biến phức tạp không theo quy luật đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
Song, việc xác định tốt khung thời vụ, cơ cấu giống, đồng thời áp dụng biện pháp thâm canh lúa tổng hợp góp phần hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất, giảm chi phí; xây dựng khung thời vụ toàn vùng, từng địa phương trong điều kiện dự báo về thời tiết khí hậu, nguồn nước… Nhờ đó, sản xuất thắng lợi lớn.
Theo Cục Trồng trọt, thời vụ gieo trồng cây vụ Đông ưa ấm đã kết thúc, các địa phương cần điều chỉnh và mở rộng diện tích cây vụ Đông ưa lạnh. Cùng với đó tận dụng tối đa điều kiện đất đai, nhân lực, đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại rau ăn lá, khoai tây... nhằm đảm bảo kế hoạch đề ra. Ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây có hợp đồng tiêu thụ, đầu ra ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao
Việt Nam là nước có diện tích sản xuất lúa lớn vì vậy nhu cầu sử dụng máy phun xịt bảo vệ phục vụ cho việc đồng áng cũng rất cần thiết. Bên cạnh đó, trăn trở với nỗi vất vả của nhà nông trong việc đối diện với nhiều độc hại khi bơm trừ sâu bằng cách thủ công. Hoàng Hà giới thiệu tới bà con các loại máy phun trừ sâu hay bình xịt điện trừ sâu với công nghệ Nhật Bản và thiết kế hiện đại, tiện sử dụng, máy phun xịt trừ sâu sử dụng hiệu quả trong việc phun bảo vệ thực vật, phun độc khử trùng, phun diệt muỗi hay tăng trưởng cho cây trồng...
Với mong muốn giúp nông dân nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất thông qua sử dụng máy móc, thiết bị để thay thế sức người, Dienmayphat đã và đang phân phối hàng ngàn nông cụ hữu ích đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nông dân như máy gieo hạt, máy xới đất, máy cắt cỏ, máy bơm nước, máy xạ phân,....
Nguồn : Báo Mới