Danh sách sản phẩm

Máy đánh giày - Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục

Lê Thị Thu Hà
Thứ Ba, 23/01/2024

Việc máy đánh giày xảy ra số sự cố hay có những lỗi nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Vậy để tăng hiệu quả cũng như khắc phục những lỗi thường gặp ở máy đánh giày như thế nào cho hợp lý thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn, cùng theo dõi nhé!

Máy đánh giày không hoạt động

Nếu máy đánh giày dùng đã lâu mà tự nhiên không hoạt động lúc này bạn đừng vội vứt bỏ và thay thế cái mới, bởi việc máy đánh giày không hoạt động có thể do một số nguyên nhân sau:

Do ổ cắm điện lỏng hoặc do nguồn điện

Cách khắc phục: Lúc này bạn nên bình tĩnh kiểm tra lại ổ cắm, nguồn điện hay đường dây có vấn đề gì không, rất nhiều trường hợp bị đứt. Không chỉ vậy, bạn nên kiểm tra điện xem có bị đảo chiều không, bằng cách rút đầu cắm ra đảo lại chiều và cắm lại.

Do cường độ ánh sáng lớn

Có rất nhiều loại máy đánh giày được trang bị hệ thống cảm ứng, khi cường độ ánh sáng chiếu vào quá lớn sẽ khiến mắt đọc không cảm nhận được sự va chạm bề mặt nên không hoạt động.

Cách khắc phục: Khi gặp phải tình huống này bạn có thể di chuyển sang một vị trí khác hoặc bố trí vật cản để có thể chắn bớt ánh sáng chiếu lên máy.

Bụi bẩn bám vào mắt đọc

Trong suốt quá trình sử dụng, lớp bụi bẩn sẽ bám vào mắt đọc ngày càng nhiều, điều này khiến mắt đọc không cảm nhận được bất cứ việc gì đặc biệt là vật cản. Vì vậy mắt đọc sẽ không thể truyền tín hiệu để máy hoạt động.

Cách khắc phục: Trong trường hợp này, cách xử lý duy nhất chính là bạn dùng miếng vải mềm và sạch ẩm để lau nhẹ mắt đọc loại bỏ lớp bụi bẩn bên ngoài mắt. Đặc biệt, bạn nên lau chùi thường xuyên vị trí này để có thể đảm bảo mắt đọc luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất.

Mạch cảm ứng bị lỗi, cháy, hỏng mô tơ

Nếu như bạn đã khắc phục những lỗi trên mà máy vẫn chưa hoạt động thì có thể máy đã bị hỏng từ bên trong, điển hình như mạch cảm ứng bị lỗi hoặc hỏng – cháy mô tơ.

Cách khắc phục: Khi gặp sự cố như vậy, cách giải quyết tốt và an toàn nhất chính là bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của các đội ngũ nhân viên kỹ thuật. Đặc biệt, nếu máy vẫn còn trong thời gian bảo hành thì bạn có thể mang tới trung tâm để được bảo hành và hỗ trợ tận tình.

Xi trong máy đánh giày bị khô – đông cứng

Xi bị đông cứng nguyên nhân có thể là do thời gian sử dụng lâu hoặc do thời tiết quá lạnh. 

Cách khắc phục: Khi xi bị đông cứng bạn hãy lấy hộp xi ra ngoài và ngâm vào nước 70 độ rồi dùng tăm hoặc vật nhỏ khuấy đều lớp xi bên trong là có thể sử dụng được.

Viên bi và lò xo bị rơi ra ngoài

Nguyên nhân bi rơi ra ngoài có thể là do các kỹ thuật viên lắp đặt vặn van bị chặt và sát với hộp xi. Vì vậy khi người sử dụng ấn mũi giày vào để lấy xi sẽ tạo ra một lực mạnh cho lò xo khiến van bị đẩy ra ngoài, lúc này lượng xi bên trong sẽ bị chảy ra ngoài làm lò xo cũng bị bật ra.

Cách xử lý: Nếu phát hiện bi rơi ra ngoài bạn chỉ cần lắp lại lò xo và viên bi rồi vặn lỏng van bi ra là được.

Máy hoạt động cứ 3-5 phút lại bị ngắt

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mạch cảm ứng của máy bị hỏng, chập hoặc mắt đọc đã bị gãy – lỏng.

Cách khắc phục: Mua mạch cảm ứng mới thay thế vào mạch cũ hoặc liên hệ với trung tâm để được bảo hành.

Một số lưu ý giúp bảo quản máy đánh giày

Một trong những lưu ý giúp máy đánh giày luôn sạch sẽ đó là đặt máy ở nơi khô ráo sạch sẽ, tránh để nước vào máy, bởi khi máy đánh giày bị nhiễm nước sẽ xảy ra tình trạng hư hỏng máy nặng nề. Sau một thời gian sử dụng, bạn nên dùng miếng giẻ nhỏ với một ít chất tẩy rửa nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn trên thân máy, việc làm này sẽ giúp máy luôn sáng bóng như mới.

Trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý tránh làm va đập mạnh, bởi điều này có thể làm cho hộp chứa xi bị văng ra gây móp méo, thậm chí là vỡ van bi khiến cho xi chảy liên tục, gây lãng phí. Ngoài ra, khi bị chịu tác động mạnh cũng sẽ khiến cho điểm kết nối giữa chổi quét và trục quay bị vỡ, chổi bị văng ra ngoài, dẫn đến tình trạng máy không vận hành được.

Chổi đánh bóng sẽ bị mòn sau một thời gian dài sử dụng, dẫn đến giày đánh không được sạch và bóng nữa. Khi đó, bụi bẩn sẽ tích tụ trong chổi cũng sẽ lem ra những đôi giày đánh sau. Chổi đánh bóng của máy đánh giày dùng lâu ngày cũng cần được thay không ảnh hưởng đến việc đánh bóng giày, bám xi và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của giày. Tốt nhất bạn nên thay chổi máy đánh giày định kỳ 6 tháng/ lần.

Thêm nữa là bạn nên tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm trong máy từ nhà sản xuất, để đảm bảo sử dụng sản phẩm được đúng kỹ thuật, tránh những sự cố hỏng hóc không đáng có xảy ra.

Trên đây là một số thông tin về lỗi thường gặp của máy đánh giày thường gặp và cách khắc phục. Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy đánh giày nhập khẩu chính hãng với mức giá ưu đãi thì đừng quên ghé qua Dienmayphat hoặc liên hệ tới số hotline 0919.161.301 để sở hữu cho mình những chiếc máy đánh giày chất lượng nhất nhé.

Viết bình luận của bạn
hotline 0385069061 hotline
messenger